Một số bạn đang sử dụng bồn cầu sai cách. Dễ gây ra hư hỏng bồn cầu. Và đặc biệt hơn là có những trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Thợ sửa bồn cầu của chúng tôi sẽ chỉ ra những cách sử dụng bồn cầu nguy hiểm này. Để các bạn né tránh.
Kinh nghiệm của thợ sửa bồn cầu về việc sử dụng sai toilet.
Đã có những trường hợp nguy hiểm mà nhiều báo đài cảnh báo. Chúng tôi cũng tổng hợp và xin lấy ví dụ cụ thể. Mọi dẫn chứng chỉ mang tính chất minh họa thực tế. Không có ý đả kích hay xâm phạm đời tư của ai.
1/ Ngồi xổm lên bồn cầu.
Đây là trường hợp nguy hiểm nhất từ trước đến nay đã chứng kiến thực tế nhiều vụ.
Do toilet bẩn hoặc hỏng nắp ngồi chưa kịp vệ sinh hay sửa bồn cầu. Mà nhiều bạn đã chọn cho mình tư thế ngồi xổm. Giẫm hai chân lên thành toilet để đi cầu.
Một số trường hợp trọng lượng cơ thể quá nặng. Hoặc bồn cầu sử dụng lâu năm dễ bị giòn vỡ. Có trường hợp là kết hợp cả hai vấn đề này. Khi chọn cách ngồi để đi vệ sinh kiểu ấy. Toàn thân bồn cầu gãy vỡ ra. Cơ thể bị rơi xuống đập vào các mảnh vỡ.
Thông thường đội sửa bồn cầu của chúng tôi đến. Khi đó bệnh nhân đã bị các mảnh vỡ cắt đứt một số gân, mạch màu và da thịt bên dưới mông, lưng và bắp chân.
Cụ thể vào 17/01.2018 tại Hồ Chí Minh đã bị một trường hợp như vậy. Trấn thương là đứt cơ lưng, rách cơ mông và trấn thương xương cùng. Rất may cấp cứu kịp thời đã không ảnh hưởng đến tính mạng.
Tham khảo: Dịch vụ thay thế – lắp mới bồn cầu khi di chuyển vị trí.
2/ Cho trẻ nhỏ ngồi bồn cầu mà không dùng bệ ngồi riêng biệt.
Nhiều bậc phụ huynh đã chủ quan và lười đi lấy bệ kê toilet riêng biệt cho bé. Một là giữ tay bé để bé đi cầu, hai là để bé tự ngồi mấp mé trên bệ cầu người lớn.
Không nên để trẻ nhỏ ngồi toilet mà không sử dụng bệ ngồi riêng cho trẻ.
Trường hợp này nguy hiểm không kém.
Khi trẻ con còn nhỏ. Khả năng tự chủ và giữ thăng bằng kém. Nếu chỉ ngồi trên mép bồn cầu. Bé vừa khó đi vệ sinh lại nguy hiểm. Bé có nguy cơ bị ngã về phía trước. Đáng buồn hơn là bị tụt mông về phía sau, thụt cả thân dưới vào thân toilet.
Tuy cơ thể bé nhẹ, khó làm vỡ toilet nhưng bé có thể bị mắc kẹt phần mông trong toilet. Nhiều khi gây ảnh hưởng đến xương cột sống…
Đã có lần chúng tôi đến sửa bồn cầu cho trường hợp này. Phải cắt bệ ngồi ra để trẻ thoát khỏi trạng thái mông bị giữ ở dưới. Rồi mới thay nắp đậy khác được.
Đừng vì một chút lười nhác của người lớn mà làm trẻ nhỏ khổ và sợ.
Đơn vị thay két nước, thay nắp đậy bồn cầu chuyên môn cao tại Hà Nội.
3/ Ngồi ngang bồn cầu ( dạng vuông góc với vị trí đúng).
Kiểu ngồi này cũng không đúng cho việc bảo vệ mình và toilet.
Các bạn biết bị trí chốt giữ nắp ngồi của bồn cầu nằm cạnh sát với két nước. Và khi ngồi đúng nó sẽ nằm thẳng phía sau lưng bạn.
Điều này giúp khi bạn ngồi, tư thế hơi cúi người về phía trước để đi cầu. Lực tác động lên nắp bệ ngồi sẽ dồn hết về phía sau. Bạn ngồi đúng. Lực sẽ tác động lên 2 chốt giữ kia. Và đảm bảo độ chắc chắn cho tiếp điểm bạn ngồi sẽ vững trãi.
Còn nếu bạn ngồi theo tư thế ngang bồn cầu. Lực tác động vào nắp bồn cầu lúc này không vào toàn bộ hai chốt bắt giữ đó. Mà tạo đà trượt nắp bồn cầu đi.
Thời gian sử dụng lâu khiến chốt giữ không còn được khỏe cho những tác động kiểu này. Bạn sẽ dễ làm trượt gãy nắp ngồi. Nguy cơ làm vỡ thân toilet hoặc bị tụt mông xuống hố cầu là rất lớn. Nặng sẽ bị như trường hợp 1. Nhẹ sẽ như trường hợp số 2.
Còn một số kiểu ngồi gần giống ba trường hợp trên bạn cũng không nên áp dụng cho mình.
Đội sửa bồn cầu tại Hà Nội chúng tôi khuyên bạn nên ngồi đúng tư thế. Điều này giúp tuổi thọ các linh kiện bồn cầu tăng cao. Đảm bảo an toàn cho bạn khi đi vệ sinh là điều quan trọng nhất.